Bên cạnh đó, UBND TP cũng chỉ đạo Sở GD-ĐT triển khai biện pháp đình chỉ tuyển sinh trong năm 2024 - 2025 đối với Trường Quốc tế Mỹ đến khi nhà đầu tư giải quyết hoàn tất các vấn đề về tài chính và nhân sự, ổn định công tác tổ chức hoạt động giáo dục. UBND TP chỉ đạo đình chỉ hoạt động nếu trường không giải quyết được các vấn đề về tài chính và nhân sự hiện nay.
Công an TP.HCM cũng được yêu cầu phối hợp với các địa phương nắm bắt tình hình dư luận xã hội để có những phương án xử lý phù hợp; quản lý chặt chẽ tình hình tại trường này.
UBND TP cũng yêu cầu các Sở, ngành liên quan và các quận, huyện, thành phố Thủ Đức hỗ trợ ngành GD-ĐT ổn định dư luận, quản lý chặt chẽ hoạt động của Công ty cổ phần Giáo dục Quốc tế Mỹ AIS vì hoạt động của công ty ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và chất lượng giáo dục của Trường Quốc tế Mỹ; phối hợp theo dõi tình hình hoạt động của Trường và đẩy nhanh tiến độ làm việc với bà Nguyễn Thị Út Em, nhằm giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đến đầu tư và tổ chức hoạt động giáo dục của trường.
Nợ lương giáo viên nghỉ dạy, học sinh nghỉ học
Cũng theo UBND TP.HCM, Trường Quốc tế Mỹ được thành lập trên cơ sở đề nghị của Công ty cổ phần Giáo dục Quốc tế Mỹ AIS, do bà Nguyễn Thị út Em - Chủ tịch Hội đồng quản trị đứng tên đại diện đã ký kết nhiều loại hợp đồng dưới hình thức vay vốn (từ vài tỷ đến chục tỷ) với một số phụ huynh có con em đang học tại trường với điều khoản.
Cụ thể, vay vốn, không tính lãi suất của khoản tiền vay trong suốt thời gian học sinh tham gia chương trình đào tạo. Khi học sinh chấm dứt chương trình đào tạo, trường sẽ hoàn trả số tiền đã vay trong thời gian nhất định.
Tuy nhiên, do trường không thực hiện cam kết, ngày 21/9/2023, nhiều phụ huynh đã tập trung tại cổng trường căng băng rôn đòi nợ.
Đến tháng ngày 10/1/2024, Sở GD-ĐT có buổi làm việc với Trường về tình hình tài chính của nhà trường để đảm bảo duy trì hoạt động. Ngày 11/1, trường có báo cáo về tình hình hoạt động của nhà trường; phương án tài chính chưa rõ ràng nhưng trường báo cáo có thể hoạt động đến cuối năm học.
Sở GD-ĐT đã yêu cầu Chủ tịch Hội đồng trường báo cáo khả năng duy trì hoạt động của nhà trường đến cuối năm học.
Ngày 15/1, tổ công tác liên ngành đã thực hiện báo cáo UBND TP về kết quả kiểm tra tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần Giáo dục Quốc tế Mỹ AIS, Trường Quốc tế Mỹ. Trong đó, đề xuất chuyển Thanh tra thành phố “xem xét hồ sơ, tiến hành thanh tra tình hình hoạt động của đơn vị để kiến nghị những biện pháp xử lý theo quy định
Theo UBND TP, tính đến tháng 3/2024, đội ngũ nhân sự đang công tác tại trường gồm 129 giáo viên người nước ngoài, 26 giáo viên Việt Nam, 103 nhân viên. Đối với Giáo viên người nước ngoài, trường đã thanh toán 70% lương tháng 1/2024 đang nợ lương tháng 2; đối với giáo viên người Việt, trường đã hoàn tất thanh toán lương tháng 1, đang nợ lương tháng 2.
Đến ngày 7/3/2024, bà Nguyễn Thị Út Em cam kết bằng văn bản về lộ trình trả lương cho giáo viên để duy trì hoạt động dạy học. Cụ thể, đến ngày 11/3, sẽ trả bảo hiểm quốc tế và 10% lương tháng 1; đến ngày 14/3, sẽ thanh toán 20% còn lại của lương tháng 1 và toàn bộ lương và tiền nhà tháng 2 cho giáo viên.
“Nhưng đến thời điểm hiện tại, ghi nhận bà Nguyễn Thị Út Em không thực hiện được nội dung trả lương như cam kết”, báo cáo cho biết.
Cũng theo UBND TP, ngày 18/3, Hội đồng trường cho toàn bộ hơn 1.200 học sinh nghỉ học. Trước tình hình đó, Sở GD-ĐT đã làm việc với Hội đồng trường và yêu cầu ngày 19/3 phải cho toàn bộ học sinh trở lại học bình thường.
Nhưng cũng trong ngày 19/3, Sở GD-ĐT ghi nhận có khoảng 50% giáo viên và ngày 20/3 khoảng 55% giáo viên nghỉ dạy.
UBND TP.HCM cũng cho biết, theo ý kiến của Công an thành phố, hợp đồng ký kết giữa AISVN và phụ huynh là hợp đồng dân sự, không có nội dung ràng buộc trách nhiệm giữa các bên nên chưa có cơ sở để công an tiến hành điều tra vụ việc." alt=""/>Cấm xuất cảnh đối với Chủ tịch Hội đồng trường Quốc tế MỹChỉ trong vòng một ngày sau khi Edith chào đời, ông Aaron Stern đã mở họp báo và chỉ 2 phóng viên xuất hiện. Cha Edith quả quyết sẽ biến con gái mình thành thiên tài. “Tôi sẽ biến cô ấy thành một con người hoàn hảo,” ông nói.
Ông Stern bắt đầu cái gọi là "Dự án Edith" (Edith Project), phát nhạc cổ điển để con gái chỉ có thể nghe những bản nhạc kích thích trí não trong nhà. Ông cấm Edith nói chuyện với những đứa trẻ khác, thay vào đó, chỉ sử dụng ngôn từ trưởng thành khi giao tiếp với con gái của mình. Cách tiếp cận này đôi khi được các bậc cha mẹ và các chuyên gia ủng hộ vì họ tin rằng việc sử dụng từ ngữ thực tế và ngôn ngữ phù hợp ngay từ khi còn nhỏ có thể tạo điều kiện cho trẻ phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp.
Aaron Stern cũng làm những tấm thẻ ghi chú có hình các chữ cái và động vật trên đó, tranh thủ từng giây phút để rèn luyện trí thông minh cho con.
Ông gọi kỹ thuật của mình là “sự hòa nhập giáo dục toàn diện”, cho rằng sự phát triển trí tuệ bắt đầu từ khi sinh ra và kết thúc khi qua đời. Với con gái, ông không lãng phí một phút nào.
Tuy vậy, Stern tiết lộ bản thân phải chiến đấu với căn bệnh ung thư hàm. Những ca phẫu thuật, rồi những căn bệnh cứ nối tiếp nhau khiến ông phải vật lộn và nhập viện thường xuyên tới 170 lần. Những khó khăn thể chất đã khiến ông không thể làm việc.
Đối mặt với nghịch cảnh, Stern đã định hình lại các ưu tiên và xác định lại mục đích cuộc đời ông. Nhận thức được tầm quan trọng của tương lai con gái mình, ông quyết tâm cống hiến hết mình cho việc nuôi dạy và giáo dục cô bé. Đối với Stern, đây đã trở thành thiên chức chính, một trách nhiệm mà ông tiếp cận với sự cam kết và tận tâm không ngừng.
Cha-con không nhìn nhau đến khi qua đời
Ông Stern đã dồn cả trái tim và tâm huyết vào nhiệm vụ nuôi dạy và giáo dục Edith, cung cấp cho cô sự hỗ trợ, hướng dẫn và nguồn lực cần thiết để phát triển.
Đến năm 5 tuổi, Edith Helen Stern đã đọc toàn bộ Bách khoa toàn thư Britannica. Năm 12 tuổi, cô đã học đại học, rồi lấy bằng thạc sĩ Toán học năm 15 tuổi, dạy toán tại Đại học Michigan và hoàn thành chương trình tiến sĩ năm 18 tuổi. Edith đạt được chỉ số IQ trên 200, trở thành một trong những phụ nữ thông minh nhất mọi thời đại.
Tiếp đó, nữ thiên tài gia nhập IBM với tư cách thực tập sinh vào đầu những năm 1970 và cuối cùng được thăng chức Phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu và phát triển của tập đoàn.
Cô là nhà phát hiện, nghiên cứu chuyên sâu tài năng trong lĩnh vực công nghệ điện thoại di động tại tập đoàn này. Trong hơn 40 năm qua, Edith Helen Stern đóng góp tích cực cho sự tiến bộ công nghệ, sở hữu 128 bằng sáng chế do Mỹ cấp.
Edith Stern là người phụ nữ đầu tiên trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Kỹ sư Cơ khí Mỹ (ASME). Năm 1998, cô được vinh danh là nhà phát minh bậc thầy của IBM và được bầu vào Học viện Công nghệ IBM năm 1999. Năm 2012, Edith được trao Giải thưởng AMSE Kate Gleason vì cống hiến suốt đời cho phát triển công nghệ mới. Cô đã được trao Giải thưởng Talon của Đại học Florida Atlantic (Mỹ) năm 2013.
Năm 2015, Stern được tờ Business Insider liệt kê là một trong những Người thông minh nhất mọi thời đại. “Dự án Edith” mà cha Stern đặt ra gần 50 năm trước có thể nói đã thành công.
Tuy vậy, ở một khía cạnh khác, Edith là người chưa từng hưởng thụ tuổi thơ một cách trọn vẹn. Trên thực tế, trong cuộc phỏng vấn với báo chí, cô từng tiết lộ mối quan hệ của mẹ con không mấy thân thiết vì hồi nhỏ, cha đã chiếm dụng hầu như mọi thời gian để dạy con. Nữ thiên tài cho rằng mẹ không hiểu mình và với bà, Edith dường như là “một thứ gì đó gây khó chịu”.
Một tờ báo khác ở South Florida cũng đưa tin về quan hệ căng thẳng giữa ông Aaron và con gái. Hai người không hề nói chuyện với nhau cho đến tận khi ông qua đời.
Tử Huy
“Em cảm thấy việc tham gia các hoạt động phong trào, múa... giúp em linh hoạt hơn trong những công việc, phản ứng và xử lý nhanh những tình huống trong cuộc sống mà không ảnh hưởng đến những việc khác hay những người xung quanh...”.
Nhi tự nhận xét mình là người chịu áp lực khá tốt và luôn đặt mục tiêu rõ ràng cũng như định hình phương hướng, quyết tâm theo đuổi để có thể đạt được mục tiêu đó.
Ngay từ khi bước chân vào lớp 10 trường THPT Kim Liên, Nhi đã mong muốn được phát triển thêm hoạt động Đoàn của mình, đặc biệt mạnh dạn đặt mục tiêu trở thành Phó Bí thư Đoàn trường.
“Khi viết tờ đơn đăng ký vào Ban chấp hành Đoàn trường, mục tiêu duy nhất của em hiện lên lúc đó đã là phải trở thành Phó Bí thư Đoàn trường. Một năm đó, em đã phấn đấu và cố gắng hết mình”, Nhi kể.
Trong 1 năm thử thách ở lớp 10, Nhi tham gia tất cả các hoạt động với vai trò là trưởng nhóm hoặc cố vấn cho mọi người. Mong muốn trở thành Phó Bí thư Đoàn trường, Nhi xác định cần phải tăng “độ nhận diện” của bản thân với mọi người.
“Em xuất hiện ở trường nhiều hơn bằng cách tham gia hoạt động của Ban chấp hành Đoàn trường dưới tư cách là thành viên cố vấn hoặc trưởng nhóm để mọi người có thể nhận thấy em nhiều hơn. Em cũng cố gắng tham gia các hoạt động, chương trình lớn của trường,...
Em sử dụng khả năng múa của mình để tham gia nhiều hơn vào các tiết mục văn nghệ; câu lạc về nhảy, múa. Song song với đó, em cố gắng tăng độ nhận diện trên phương diện về học tập khi duy trì một kết quả điểm số tốt”.
Kết thúc năm lớp 10, Bảo Nhi được nhà trường tuyên dương. Vì vậy, đến năm lớp 11, khi nhắc đến Bảo Nhi, các thầy cô và bạn bè không còn xa lạ. Bảo Nhi trở thành Phó Bí thư Đoàn trường THPT Kim Liên năm học 2022-2023 trong sự ghi nhận và ủng hộ của thầy cô và bạn bè.
Sau khi hết nhiệm kỳ, Bảo Nhi vẫn tiếp tục với vị trí cố vấn của Đoàn trường. Nhận xét về học trò, cô Lại Thị Phương Mai, giáo viên chủ nhiệm và cũng là cô giáo dạy Văn của lớp 12A11 đánh giá Bảo Nhi là một học sinh rất xuất sắc.
“Bảo Nhi làm được rất nhiều điều kỳ diệu hơn cả sự kỳ vọng của thầy cô. Khi mới vào lớp 10, tôi có đặt vấn đề để Bảo Nhi làm lớp trưởng, em đã ngay lập tức nhận lời. Càng ngày Nhi càng lấy được niềm tin lớn của thầy cô cũng như tập thể lớp. Bảo Nhi đặc biệt học rất đều các môn và giáo viên bộ môn nào cũng khen em. Khi giao việc ở lớp, trường cho em, các thầy cô đều tin tưởng”, cô Mai nói.
Trong công việc, Bảo Nhi rất nghiêm túc, trách nhiệm. “Trong vai trò Phó Bí thư Đoàn trường, năm lớp 11, Bảo Nhi từng “đứng mũi chịu sào” rất nhiều công việc của nhà trường, nhưng tất cả đều được em hoàn thành. Trong công tác Đoàn, em hoạt động rất năng nổ nhưng không vì thế mà xao nhãng việc học. Thậm chí luôn là học sinh dẫn đầu về kết quả học tập trong lớp với điểm số rất cao”, cô Mai chia sẻ.
Vừa hoạt động phong trào Đoàn năng nổ vừa giữ được điểm số ấn tượng, Bảo Nhi thừa nhận có những thời điểm em hơi căng thẳng. Để cân bằng thời gian giữa việc học và tham gia hoạt động ngoại khóa, Bảo Nhi tìm cách sắp xếp thời gian biểu khoa học.
Nhi cho hay, em cố gắng tập trung và nắm chắc kiến thức ngay ở trên lớp để không mất thời gian học lại nhiều trong ngày và có thể dành thời gian đó cho công việc khác. “Chính vì việc tập trung nghe giảng và lĩnh hội kiến thức trên lớp, khi về nhà xem lại những từ khóa hay những dòng ghi nhớ được viết lại là em đã có thể nắm chắc được bài”.
Nhi cho hay, đối với em, công việc cũng là giải trí. “Vào lúc rảnh hoặc quá căng thẳng, em thường chạy bộ, nghe nhạc. Nhưng thường em dành thời gian nghỉ của mình vào hè nhiều hơn, còn trong năm học, em luôn thoải mái “giải trí” bằng chính việc làm việc”, Nhi chia sẻ.
Bảo Nhi cho hay vinh dự được kết nạp Đảng khi đang là học sinh là một dấu mốc đẹp trong cuộc đời. Về tương lai gần, Bảo Nhi dự kiến sẽ theo học ngành Luật ở bậc đại học. Tuy nhiên, trước mắt, em sẽ tập trung việc hoàn thành chương trình THPT, đặc biệt là kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Sáng 25/3, trường THPT Kim Liên đã tổ chức lễ kết nạp Đảng viên cho 7 học sinh ưu tú.
Bà Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng trường THPT Kim Liên, cho hay, 7 Đảng viên mới vừa là những học sinh ưu tú có thành tích học tập xuất sắc, quá trình rèn luyện phẩm chất, đạo đức tốt. Ngoài học tập, các em là những nhân tố tham gia tích cực các hoạt động Đoàn, hoạt động của trường, lớp.
“Đây cũng sự kiện chào đón 50 năm ngày thành lập trường (1974-2024)”, bà Hiền nói.
Dự và phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, bày tỏ mong muốn các đảng viên trẻ tiếp tục tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trong học tập cũng như cuộc sống để có nhiều đóng góp cho cộng đồng, xã hội.
Ông Phong cũng đánh giá cao nỗ lực của ngành giáo dục Hà Nội, bằng trách nhiệm, tâm huyết đã chỉ đạo các nhà trường phát hiện, bồi dưỡng và kết nạp được 122 đảng viên là học sinh trong các trường THPT trong thời gian qua.
" alt=""/>Nữ phó bí thư đoàn xinh đẹp: 'Em giải trí bằng cách lao vào công việc'